Giáo án Một số loại rau ( 4-5 tuổi)
Lượt xem: Lượt tải:
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Tên tài nguyên | Giáo án Một số loại rau ( 4-5 tuổi) |
Loại tài nguyên | Bài giảng điện tử, |
Tên tập tin | |
Loại tập tin | |
Dung lượng | -1 |
Ngày chia sẻ | 19/01/2024 |
Lượt xem | 2375 |
Lượt tải | 10 |
Xem tài liệu | Xem Online |
Tải về |
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ RAU ĂN LÁ
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
MÔN : TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : TẠO HÌNH MỘT SỐ LOẠI RAU,CỦ BÉ THÍCH
THỜI GIAN: 25 – 30 PHÚT
ĐỐI TƯỢNG: 4 – 5 TUỔI
GIÁO VIÊN: H ĐIÊR NIÊ KDĂM
NGÀY THỰC HIỆN: 18/01/2024
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thúc
– Trẻ biết tạo hình một số loại rau ăn lá,củ bằng các vật liệu khác nhau như : Xé, cắt, nặn….
– Tre biết bố trí bức tranh hợp lí,hài hòa.
- Kỹ năng
– Phát triển đôi tay khéo léo,khẳ năng quan sát, phân tích, sắp xếp bố cục tranh cân đối.
– Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
– Rèn kĩ năng xé dán,cắt dán, nặn, khả năng sáng tạo trong tạo hình bằng việc sử dụng và phối hợp các nguyên vật liệu mở.
3. Giáo dục:
– Trẻ ngoan, yêu thích học vẽ.
II.CHUẨN BỊ
– Không gian tổ chức : Trong lớp học.
-Tranh mẫu của cô : Tranh xé dán củ cà rốt, tranh xếp bông gòn củ cải trắng, tranh nặn củ khoai lang, tranh vẽ rau cải, giá treo tranh,…
– Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, màu sáp, bông, giấy màu, kéo, lá cây….
III PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, đàm thoại, trực hành
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Ổn định, gây hứng thú
– Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài hát : Bầu và bí
– Cho trẻ đi xem triển lãm phòng tranh về rau củ và trò chuyện
– Giáo dục: Rau ăn lá,củ cung cấp nhiều Vitamin,có tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta vì vậy khi ăn các con phải ăn hết khẩu phần ăn của mình nhé.
-. Hôm nay cô và các con chúng ta sẽ cùng tạo hình một số loại rau, củ bé thích nhé!
– Các bác hoạ sĩ có gửi tặng cho lớp chúng ta một hộp quà. Để xem bên trong có gì thì chúng ta sẽ về lớp và xem nhé
- Nội dung: * Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại về tranh mẫu
– Cho trẻ vừa đi vừa đọc thơ : “Bắp cải xanh” và về tổ ngồi
– Cô cho trẻ mở hộp quà ra
– Cô lần lượt treo bức tranh.(Tranh cắt dán củ cà rốt,Tranh xếp bông gòn củ cải trắng,nặn củ khoai lang) .Các con đếm với cô có bao nhiêu bức tranh nào?
+ Cô lần lượt cho trẻ quan sát và nhận xét từng tranh.
* Quan sát tranh cắt dán củ cà rốt
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh?(Trẻ trả lời theo ý trẻ)
+ Cô làm cà rốt bằng nguyên liệu gì?
+ Cô dùng kĩ năng gì để làm bức tranh?
+ Để cắt củ cà rốt cô phải cắt như thế nào? Cắt xong cô làm gì nhỉ?.phết hồ như thế nào?
– Cô khái quát lại : Khi cắt,dán củ cà rốt, tay trái cầm giấy, tay phải cầm kéo, rồi cô cắt nết cong từ trên xuống, phần đầu cô cắt to, còn ở dưới thì cắt nhọn. Cắt xong cô phết hồ lên mặt sau, rồi cô dán ở chính giữa giấy A4
* Quan sát tranh xếp bông gòn làm củ cải trắng:
+ Cô có tranh gì đây?
+ Tranh được làm từ nguyên liệu gì?
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh? Dùng kĩ năng gì để tạo hình bức tranh này?
+ Dùng cái gì để xếp?Xếp như thế nào?
+ Bố cục bức tranh như thế nào?
– Cô khái quát lại: Để xếp được củ cải trắng đầu tiên cô sẽ lấy keo hai mặt dán vào giấy theo hình củ cải trắng rồi cô lấy bông gòn xếp ở mặt keo,Cô sẽ cân đối bố cục hài hòa,hợp lí.
* Quan sát tranh nặn củ khoai lang
+ Cô có bức tranh tạo hình cái gì đây?
+ Khoai lang cô làm từ nguyên liệu gì?
+ Các con hãy quan sát củ khoai lang này thì cô dùng kĩ năng gì để tạo hình?
+ Chúng ta nặn như thế nào nhỉ?
– Cô khái quát lại: Để nặn được củ khoai lang thì cô sẽ bóp đất nặn cho nó mềm,sau đó cô dặt lên bảng con lăn dài để thành củ khoai lang.
* Hỏi ý tưởng của trẻ sẽ tạo hình như thế nào?
– Hôm nay con thích tạo hình rau gì ? Con sẽ làm như thế nào? Con dùng kĩ năng gì để tạo hình ?
+ Ngoài ra bạn nào có cách tạo hình khác nào (Trẻ sẽ nói ý tưởng của mình)
– Cô nhắc trẻ tư thế ngồi và vẽ, nặn, cát….
– Cô giới thiệu vị trí từng nhóm tạo hình
– Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt và về nhóm thực hiện
*Hoạt động 2 : Trẻ thực hiện
– Cho trẻ về 3 nhóm thực hiện .
– Cô bao quát lớp và giúp đỡ những trẻ còn yếu.
– Mở nhạc nhẹ nhàng khi trẻ đang làm.
Hoạt động 3 : Trưng bày và nhận xét sản phẩm
– Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá treo và bàn.
– Cô gợi ý và khuyên khích trẻ nhận xét sản phẩm : Mời một số trẻ lên chọn bài làm đẹp mà con thích. Vì sao con chọn bài này ? Bố cục bức tranh như thế nào?
– Cô mời một số trẻ lên giới thiệu bức tranh của mình:
+ Còn dùng nguyên vật liệu gì để làm?
+ Dùng kĩ năng gì?
+ Bố cục bức tranh như thế nào?
– Cô căn cứ vào kết quả của trẻ để nhận xét.
– Cô tuyên dương những trẻ vẽ tạo hình sáng tạo, bố cục hợp lí, động viên khuyên khích trẻ làm chưa xong, hay bố cục chưa hài hoà
- Hoạt động 3 : Kết thúc
– Cả lớp đọc bài thơ: Rau ngót, rau đay
– Thu dọn đồ dùng